Thiết lập môi trường lưu trữ nội bộ được đánh giá là một bước vô cùng quan trọng bởi lẽ nó cho phép kiểm tra các chức năng và tính năng của website. Cùng Digi-4U tìm hiểu chi tiết hướng dẫn cài WordPress trên localhost đơn giản, nhanh chóng. Cách cài WordPress trên XAMPP chỉ trong vài phút, có hình ảnh minh họa chi tiết.
NỘI DUNG CHÍNH
Mã nguồn WordPress là gì?
WordPress được biết đến là hệ thống mã nguồn mở được dùng để xuất bản các blog hoặc website được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP kết hợp với cơ sở dữ liệu MySQL.
Matt Mullenweg và Mike Little là hai người viết ra WordPress. Từ ngày được công bố đến nay thì WordPress là một mã nguồn mở hỗ trợ tối đa dành cho các blog cá nhân. Nó còn được dùng vào mục đích thiết lập website. Chính hai yếu tố trên đã giúp WordPress được nhiều người sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Vào năm 2015 WordPress được phát triển trở thành một hệ quản trị nội dung (CMS – Content Management System). WordPress hỗ trợ người dùng thiết lập khá nhiều thể loại website khác nhau. Hiện nay thì có hơn khoảng 25% trong số 100 website lớn nhất thế giới được xây dựng dựa trên WordPress như Mashable, TechCrunch, BBC America, CNN, Variety, MTV News, Sony Music, Beta, Quartz…
Thế nào là localhost?
Localhost được ghép của 2 chữ local và host, đây là thuật ngữ nhằm chỉ máy chủ chạy trên các máy tính cá nhân.
Localhost được sử dụng nhằm để truy cập vào dịch vụ mạng đang vận hành trên máy tính đó bằng một cổng mạng loopback. Bằng cách này thì nó sẽ không phải sử dụng bất kỳ cổng mạng vật lý nào để có thể thực hiện kết nối tới chính nó. Máy tính giờ đây sẽ được hoạt động dưới dạng một hệ thống mạng ảo được chạy ngay bên trong nó.
Localhost cơ bản được ví như một webserver bao gồm: MySQL, Apache, PHP và PHPmyadmin. Chúng được cài đặt ngay trên chính chiếc máy tính của bạn, dùng chính ổ cứng máy tính để cài đặt trang web và làm không gian lưu trữ. Mục đích chính là để giúp bạn học tập kết hợp với thực hành ngay trên đó mà không cần mua host.
Ứng dụng Localhost có chức năng thử nghiệm các website ngay trên máy tính. Điều đó sẽ giúp cho việc thao tác cũng như xử lý dữ liệu sẽ diễn ra nhanh hơn. Không cần mất quá nhiều thời gian và công sức trong việc lo lắng mất kết nối như online hosting.
Hướng dẫn 3 cách cài WordPress trên localhost
Dưới đây Digi-4U sẽ đưa ra 3 cách hướng dẫn cài đặt WordPress trên localhost nhé!
Dùng Appserv để cài WordPress trên localhost
Sau khi đã cài đặt Appserv thì bạn hãy tiến hành download WordPress . Bạn cũng nên cân nhắc các phiên bản cài đặt, bởi lẽ nếu bạn tải các phiên bản không tương thích về yêu cầu phiên bản PHP, MySQL thì sẽ gặp lỗi.
Các bước hướng dẫn cài wordpress trên localhost thông qua Appserv:
- Bạn cần phải tạo một thư mục trong C:/AppServ/www với tên miền website của bạn.
- Tiến hành việc giải nén bản cài đặt WordPress sau đó thì copy toàn bộ file trong thư mục WordPress vào trong thư mục mà bạn vừa tạo ra ở trên.
- Cần đặt tên trang website giống với tên thư mục.
- Mở trình duyệt web tiến hành nhập địa chỉ localhost/phpmyadmin. Trong đó, username mặc định là “root” và phần mật khẩu bạn đã tạo khi cài đặt AppServ ở phần trên.
- Tiến hành nhập tên và lựa chọn ngôn ngữ để tạo database.
Kết nối từ website đến database bằng việc sửa file “wp-config-sample” trên thư mục cài đặt WordPress.
Cài WordPress trên XAMPP
XAMPP là một chương trình nhằm hỗ trợ tạo ra máy chủ web với các phần mềm PHP, MySQL, Apache, Mail Server, FTP Server, phpMyAdmin. Tuy nhiên, XAMPP sẽ cho phép bạn tùy ý tắt hoặc bật khi cần sử dụng. Điều này sẽ khá tiện lợi hơn so với việc sử dụng Appserv.
Thao tác để có thể cài WordPress trên XAMPP cũng sẽ tương tự với AppServ, bạn cần tải phần mềm về máy download XAMPP.
- Chạy file cài đặt và tiến hành khởi động lại máy sau khi đã hoàn tất.
- Chạy chương trình XAMPP bằng cách nhấn vào biểu tượng Window ở trên bàn phím, gõ tên phần mềm và sau đó thì chọn XAMPP Control Panel.
- Hãy nhấn nút “Start” ở MySQL và Apache, sau đó thì bạn tiến hành nhấn “Admin” để tới trang quản trị.
Chỉ cần thực hiện các bước trên đây là bạn đã có thể hoàn thành việc cài WordPress trên XAMPP.
Nếu vẫn khó khăn để thực hiện theo, hãy xem bài viết chi tiết tại đây.
Cài WordPress trên localhost bằng WAMP
WAMP là tên viết tắt của Window- Apache – MySQL – PHP. Cũng tương tự như 2 phần mềm ở trên, WAMP được xây dựng nhằm giúp cho việc giả lập máy chủ trên máy tính của bạn. Để có thể sử dụng WAMP bạn cần phải Download WAMP.
Chú ý chọn phiên bản 64bit hoặc là 32bit. Để chắc chắn, bạn nên click phải vào biểu tượng My Computer trên màn hình và chọn Properties để có thể kiểm tra phiên bản máy tính mình nhé. Sau đó thì hãy tiến hành cài đặt như các phần mềm khác.
Các bước hướng dẫn cài WordPress trên localhost bằng WAMP
- Bạn cần download WordPress.
- Sau đó thì tiến hành giải nén và copy vào thư mục cài đặt bằng cách tạo sẵn một thư mục có tên miền mà bạn mong muốn.
- Tạo Database tương tự với XAMPP, truy cập địa chỉ localhost/phpmyadmin username sẽ là root và password sẽ để trống.
- Chọn ngôn ngữ, nhập tên database, và hoàn tất.
- Sửa file wp-config-sample cũng giống với cách làm với XAMPP, đổi tên file là wp-config, tên database giống với lúc tạo, username là root và mật khẩu sẽ để trống.
- Bạn sẽ truy cập website bằng cách mở trình duyệt và nhập đúng địa chỉ.
- Bước cuối là tiến hành nhập các thông tin cần thiết để có thể tạo website.
Cài WordPress trên hosting
Cài WordPress trên hosting thông qua cPanel
cPanel là công cụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chức năng của công cụ này là giúp quản trị hosting trên nền tảng Linux. CPanel có giao diện linh hoạt, đơn giản, đầy đủ tính năng, giúp người dùng có thể quản lý tất cả các dịch vụ của hosting dễ dàng và thuận tiện hơn.
Để có thể cài đặt WordPress trên hosting với cPanel thì bạn thực hiện các bước như bên dưới đây:
- Đầu tiên bạn cần phải tải mã nguồn WordPress.
- Sau đó sẽ mua hosting và tên miền. Bạn có thể tham khảo các dịch vụ đăng ký tên miền và hosting do Digi4U cung cấp.
- Sau khi đã mua hosting xong, bạn cần phải đăng nhập vào cPanel theo thông tin mà nhà cung cấp gửi cho bạn.
- Tại trang quản trị cPanel bạn tìm thư mục File Manager. Chọn public_html và Upload để có thể tải file cài WordPress lên.
- Click phải chuột vào file WordPress đã tải lên, chọn Extract để có thể giải nén.
- Bạn cần phải sao chép toàn bộ file trong thư mục WordPress ra ngoài public_html.
- Sửa file wp-config-sample cũng tương tự như trên localhost, đổi tên file thành wp-config, tên database đặt như lúc tạo, còn username và mật khẩu là thông tin người dùng mà bạn đã tạo.
- Sau đó bạn mở trình duyệt web và truy cập vào domain/wp-admin để có thể chuyển đến trang quản trị.
- Bạn cần chọn ngôn ngữ và nhập những thông tin cần thiết để hoàn thành.
Dùng DirectAdmin để cài WordPress trên hosting
DirectAdmin là control panel dùng để quản trị Web Hosting được rất nhiều người ưa chuộng trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ nó sở hữu giao diện trực quan và tương đối dễ dùng. DirectAdmin cung cấp khá nhiều tính năng, đồng thời cũng rất đề cao việc bảo mật và kiểm soát tài khoản của người dùng.
Các bước cài WordPress trên DirectAdmin sẽ tương tự như khi cài đặt trên cPanel. Dưới đây là bước làm, bạn có thể tham khảo:
- Đầu tiên phải tiến hành Download WordPress.
- Sau đó sẽ mua domain và hosting.
- Bước kế tiếp là đăng nhập vào DirectAdmin.
- Bạn cần phải Upload mã nguồn lên trên DirectAdmin.Sau đó là tạo Database.
- Tiến hành điền đầy đủ các thông tin như tên database, username, password. Phần host sẽ để mặc định là localhost.
- Bạn cần download Filezilla sau đó thì tải bộ cài WordPress lên trên hosting bằng Filezilla.
- Sau khi đã tải xong, bạn vào đường dẫn domain domain/wp-admin để có thể đến với trang quản trị.
- Bước cuối cùng là tiến hành chọn ngôn ngữ và điền những thông tin cần thiết.
Upload Website từ localhost lên trên hosting, VPS
Sau khi đã cài đặt WordPress trên localhost thành công thì bạn sẽ tiến hành upload Website lên trên server. Các bước thực hiện upload được hướng dẫn chi tiết như sau:
- Bước 1: Bạn cần truy cập vào http://localhost/phpmyadmin > chọn database > bấm Export > bấm GO để xuất database ra file .sql.
- Bước 2: Tiến hành Import database vào trong hosting. Bạn cần truy cập vào cPanel của hosting và bấm vào mục MySQL Databases để có thể tạo ra cơ sở dữ liệu và user quản lý quản lý cơ sở dữ liệu.
- Bước 3: Cập nhật site URL. Trong PHP MyAdmin bạn phải tìm bảng wp_options. Nếu như muốn thay đổi prefix cho bảng thì hãy tìm đến bảng tenprefix_options. Sau đó ở cột option_name bạn tìm ra 2 giá trị là siteurl và home. Sau đó chọn edit và tiến hành việc đổi tên sang tên miền mà bạn mong muốn. Bấm vào nút Go để lưu lại.
- Bước 4: Tiến hành Upload mã nguồn website WordPress lên trên hosting. Mở FileZilla -> FTP -> Quick Connect để có thể kết nối vào FTP server.
- Bước 5: Thay đổi những thông tin cấu hình kết nối đến database. Trên FileZilla ở cPanel bên phải bạn sẽ tìm file wp-config.php và tiến hành thay đổi các thông số theo thông tin TK database đã được tạo.
- Bước 6: Thay đổi lại các đường dẫn trong file .htaccess. Sau khi đã upload lên server hosting bạn cần thay đổi lại RewriteBase /wordpress thành RewriteBase /. Nếu như bạn bỏ qua bước này thì sẽ gặp phải lỗi 500 internal server.
- Bước 7: Cập nhật Permalink. Bạn cần phải truy cập vào WordPress Admin > Bấm Settings > General sau đó thì Click save options để chắc chắn các URL đã được cập nhật lại.
- Bước 8: Trong trường hợp các link trong bài viết và link hình ảnh vẫn là localhost thì bạn cần vào PHPMyAdmin và chạy câu lệnh SQL để cập nhật lại domain cho các bài viết của WordPress.
Những câu hỏi thường gặp khi cài WordPress trên localhost
Ưu điểm của localhost so với hosting, VPS là gì?
Việc sử dụng localhost bạn không cần phải mất chi phí cho việc mua hosting, tên miền trước khi làm website. Và việc làm website ngay trên chính máy tính của bạn sẽ thuận tiện trong quá trình sửa hình ảnh, copy dữ liệu và tốc độ làm việc từ đó cũng sẽ trở nên nhanh hơn so với làm trực tiếp trên hosting.
Người khác có thể xem website của mình trên localhost không?
Việc thiết kế website trên localhost thì bạn sẽ là người duy nhất có thể truy cập website của mình thông qua đường link localhost. Vì vậy sẽ không thể gửi link cho người khác được.
Chuyển website từ localhost lên hosting bằng cách nào ?
Sau khi hoàn tất website thì việc chuyển website từ localhost lên trên hosting tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng backup source code và database sau đó mua gói hosting cùng tên miền là đã có thể đưa website lên trên máy chủ. Ngay tại lúc này website đã kết nối internet và mọi người có quyền truy cập được website của bạn online.
Kết luận
Bài viết trên chúng tôi cung cấp tất cả thông tin cần thiết về hướng dẫn cài wordpress trên localhost. Bạn chỉ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn thì chắc chắn sẽ thành công. Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều dịch vụ mua bán, cho thuê hosting wordpress. Để giúp có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, thì bạn có thể liên hệ với Digi4U địa chỉ uy tín để sử dụng dịch vụ. Hy vọng nội dung mà Digi4U chia sẻ phía trên sẽ hữu ích với quý đọc giả, những người đang có nhu cầu tìm hiểu về cách cài đặt WordPress.