Cài theme WordPress bị lỗi là một trong những trường hợp phổ biến thường gặp đối với ai lần đầu xây dựng web trên nền tảng này. Việc không biết nguyên nhân từ đâu khiến chúng ta cảm thấy làm web thật khó.
Nếu bạn cũng đang trong tình trạng cài theme WordPress bị lỗi cũng đừng lo lắng quá. Vì trong bài viết này, Digi4U sẽ cùng bạn điểm qua một số trường hợp lỗi thường gặp và hướng dẫn cách xử lý tốt nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Tổng quan về WordPress Theme
WordPress là một nền tảng xây dựng web phổ biến. Với lợi thế là mã nguồn mở, WordPress cho phép người dùng được thoải mái tùy biến giao diện web thông qua các plugin và theme. Theo đó, Theme WordPress là thư mục gồm các tệp hoạt động cùng nhau để tạo nên giao diện website. Bao gồm sẽ có template (trang mẫu), hình ảnh, stylesheet, bảng điều khiển và các JavaScript.
Cũng như plugin, theme có cả bản trả phí lẫn miễn phí, đa dạng với hàng ngàn mẫu để người dùng lựa chọn. Bạn có thể tải trực tiếp từ thư viện theme của WordPress hoặc mua mẫu cao cấp hơn với các tính năng vượt trội từ những nhà cung cấp thứ ba. Nếu muốn tạo sự khác biệt, bạn cũng có thể tự tạo ra theme cho riêng mình.
Theme hoạt động riêng biệt và không ảnh hưởng đến nội dung, trang, dữ liệu database. Chúng chỉ ảnh hưởng đến việc hiển thị thông tin với người truy cập. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể thay đổi giao diện web thường xuyên mà không lo ảnh hưởng đến nội dung trên trang, chỉ thỉnh thoảng đôi khi sẽ gặp lỗi khi cài theme WordPress. Tuy nhiên, theme được xem như bộ nhận diện thương hiệu của bạn trên môi trường internet. Hãy cân nhắc thật kỹ mỗi khi cài đặt theme cho trang cho bạn nhé.
Lời khuyên từ Digi4U là hãy nên chọn những theme có phí, được tích hợp sẵn nhiều tính năng mà lại luôn được hỗ trợ thường xuyên với giá chỉ bằng ly trà sữa. Tham khảo thêm tại đây.
Các loại Theme WordPress phổ biến
Một trong những công việc quan trọng đầu tiên cần làm khi xây dựng web chính là lựa chọn một mẫu theme mang phong cách riêng của thương hiệu. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên ưu tiên chọn theme vừa có thiết kế phù hợp, vừa cung cấp nhiều tính năng hữu dụng. Bên cạnh đó, cần ưu tiên theme từ các nhà cung cấp uy tín để được duy trì cập nhật thường xuyên, tránh các sự cố ảnh hưởng đến việc hiển thị trang.
Sau đây là một số theme WordPress bạn có thể tham khảo cài đặt:
- Divi: Nếu bạn thích sử dụng theme kéo – thả (Drag and drop builder) thì Divi là một sự lựa chọn đáng cân nhắc. Đây là theme đa mục đích được phát triển bởi Elegant Themes.
- Genesis by StudioPress: Một giao diện với thao tác nhanh, gọn. Cho phép bạn tùy chỉnh thiết kế với nhiều theme con (Child theme) khác.
- OceanWP: Đây là một theme hoàn toàn miễn phí, dung lượng nhẹ với khả năng tùy chỉnh cao. Đặc biệt phù hợp với những người mới tìm hiểu xây website trên nền tảng WordPress.
- Astra: Được xem như một thư viện giao diện với nhiều bản demo thiết kế sẵn. Người dùng chỉ mất vài phút là đã có thể thiết lập giao diện website.
Những theme mà Digi-4U liệt kê phía trên đều rất dễ sử dụng, với những tính năng hỗ trợ tích cực, phù hợp với nhiều mục đích như xây dựng blog, web bán hàng, bất động sản, bảo hiểm,…
Các trường hợp thường gặp khi cài theme WordPress bị lỗi và cách xử lý
Mất file Style.css
Đây là một trong những trường hợp cơ bản thường gặp nhất khi cài theme WordPress bị lỗi. Dấu hiệu để nhận biết lỗi này chính là khi bạn đang trong quá trình cài đặt theme, hệ thống sẽ hiện thông báo “The package could not be installed. The theme is missing the style.css stylesheet”.
Bên cạnh index.php, style.css cũng là một trong những file giữ vai trò quan trọng của theme WordPress. Style.css thường sẽ bao gồm các nhóm thuộc tính như tên tác giả, tag, url, tên giao diện,…Vì là một file quan trọng, nên khi thiếu Style.css, theme đó không được xem là một giao diện chuẩn WordPress. Việc mất file thường bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính:
- Thứ nhất: File theme có mật khẩu
Với sự phát triển của WordPress, thư viện theme cũng trở nên đa dạng hơn với nhiều nguồn cung cấp. Thông thường, đối với theme được tải từ các trang, người chia sẻ sẽ đặt mật khẩu khi nén file. Điều này khiến cho hệ thống khi giải nén WordPress không thể tìm thấy file style.css. Khiến cho trang web rơi vào tình trạng cài theme WordPress bị lỗi.
Cách khắc phục vô cùng đơn giản, đó chính là bạn cần giải nén file theme bằng mật khẩu trên PC/ Laptop thông qua trình Winnar hoặc 7Zip. Sau đó, nén lại thành một file mới không có pass và tải lên WordPress lại.
- Thứ hai: File trong file
Trường hợp này thường xảy ra khi bạn mua theme. Tác giả sẽ gửi cho bạn một bản full package. Gồm nhiều file trong cùng một file. Chẳng hạn như ngoài tệp theme thì còn có plugins kèm theo, chứng nhận bản quyền, photoshop,… Và khi bạn tải lên, hệ thống chỉ giải nén file full package, không thể tìm thấy style.css.
Để khắc phục, bạn cần giải nén file full package trên PC/ Laptop. Sau đó tải riêng file theme lên thôi.
- Thứ ba: Cài nhầm file thành plugin
Trường hợp này thường xảy ra đối với những ai chọn dùng các loại Theme Freemium như GeneratePress, Astra, OceanWP, Page Builder Framework. Bởi đây là những dạng theme freemium mới trên WP Repository. Song song đó các tính năng sẽ được tác giả cung cấp dưới dạng Addons/ Extensions, đóng gói như các Plugins. Vì vậy các file Astra Pro – Astra Premium Sites, GeneratePress Premium, OceanWP Extension,… mà bạn tải lên chính là plugin.
Cách khắc phục bạn cần thay đổi cài đặt theo bước sau:
- Cài đặt GeneratePress, Astra, OceanWP, Page Builder Framework trên WP Repository
- Sau khi cài đặt, trong dashboard quản trị chọn Plugins -> Add New -> Upload – Install – Active
Uplpad max file size
Trường hợp này là một trong vấn đề dễ gặp khi cài theme WordPress bị lỗi. Nguyên nhân chính là do kích thước của theme hoặc plugins bạn tải lên lớn hơn giới hạn mà bản PHP của Hosting cho phép. Thường sẽ được mặc định không quá 2Mb.
Với lỗi này, chúng ta sẽ có 4 cách giải quyết như sau:
- Thứ nhất: Cấu hình lại PHP.ini
Thao tác cách này khá nhanh chóng và đơn giản. Đầu tiên, bạn cần thêm đoạn mã sau vào file php.ini nếu trong hosting đã có sẵn. Nếu không có, bạn cũng có thể tạo một file mới với tên php.ini và thêm đoạn mã vào:
; Maxium allowed size for upload file. upload_max_filesize = 40M ; Must be greater than or equal to upload_max_filesize post_max_size = 40M |
Cách thức như sau: Vào File Manager -> public_html, tìm file php.ini và gắn mã vào.
Ngoài ra bạn cũng có thể thay thế các thông số trên:
- upload_max_filesize = 128M
- post_max_size = 128M
- max_execution_time = 300
Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng dịch vụ Share Hosting, cần chú ý khi chỉnh sửa php.ini. Vì một số đơn vị sẽ không cho phép chúng ta tự ý chỉnh sửa. Khi đó, bạn cần liên hệ với bộ phận hỗ trợ để được xử lý.
- Thứ hai: Trực tiếp thay đổi cPanel Hosting
Cách này yêu cầu bạn phải là người quản trị hosting hoặc VPS. Bạn sẽ đăng nhập vào hosting và thay đổi kích thước file tải lên. Để thực hiện cách này, bạn làm theo trình tự như sau:
Bước 1: Truy cập hosting, chọn mục Softwave -> Select PHP version
Bước 2: Sau khi vào Select PHP version, bạn tiếp tục thao tác Switch to PHP options -> Upload_maxfilesize và post_max_size. Tại 2 mục này, bạn sẽ tùy chỉnh kích thước theo mong muốn và tiếp tục chọn Save.
Trắng trang (Blank Page)
Một ngày nọ, bạn hào hứng vào kiểm tra trang như thường lệ. Nhưng tất cả nhận lại chỉ là một trang web trắng với dòng chữ “There has been a critical error on your website. Please check your site admin email inbox for instructions” hoặc “Đã có một lỗi nghiêm trọng trên trang web của bạn”. Rất có thể trang web của bạn đang bị một trong hai vấn đề sau:
- Theme hoặc plugin bị lỗi: Điều này là do thiếu file trong quá trình giải nén
- Xung đột theme hoặc plugin đã kích hoạt trên trang
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể xử lý theo các cách sau. Nếu bạn giữ quyền quản trị viên, hãy thực hiện:
- De-active tất cả plugin, đồng thời kiểm tra trang đã hoạt động lại chưa. Nếu rồi, bạn hãy kích hoạt lại từng plugin để tìm ra tùy biến nào đang gây xung đột.
- Thay đổi theme: Nếu sau khi de-active plugin mà trang vẫn không tải lại như ban đầu. Bạn hãy nghĩ đến việc thay một theme mới để xem vấn đề có nằm ở giao diện không.
Trường hợp bạn muốn tìm hiểu nguyên nhân chi tiết hơn, có thể vào file wp-config-php và dán đoạn mã sau. Lưu ý, dán trước “That’s all, stop editing! Happy……”. Và xóa đi sau khi đã kiểm tra để đảm bảo an toàn cho website của mình nhé
error_reporting(E_ALL); ini_set(‘display_errors’, 1); define( ‘WP_DEBUG’, true); |
Lời kết
Vừa rồi là những trường hợp thường gặp khi cài đặt theme WordPress bị lỗi mà bạn có thể tham khảo để áp dụng xử lý khi gặp vấn đề. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc, hãy để lại bình luận dưới comment cho Digi4U biết nhé!